TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy đầu tư theo hình thức PPP

Đa dạng dự án PPP

Quá trình thực hiện các dự án PPP tại TP. Hồ Chí Minh được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 2004 - 2015 (trước khi có Nghị định 15/2015/NĐ - CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP) và giai đoạn 2015 - 2017 (sau khi Nghị định 15 có hiệu lực). Các dự án được triển khai đa dạng trên nhiều lĩnh vực như hạ tầng giao thông, môi trường, văn hóa...

Cụ thể từ năm 2005 đến nay, thành phố đã kêu gọi, ký kết hợp đồng và triển khai đầu tư 22 dự án PPP (các hợp đồng BOT, BT, BTO, BOO…) với tổng vốn đầu tư 69.869 tỷ đồng. Hiện đã có 6 dự án hoàn thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 14.331 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP. Hồ Chí Minh, các dự án PPP, trong đó có các dự án BT đã giúp TP. Hồ Chí Minh giải quyết bài toán ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng, đô thị, có tác động lan tỏa, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế.

Mới đây, tại Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2018 (HEF 2018), ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh - cũng đề cập đến vấn đề về chủ trương xây dựng khu đô thị sáng tạo tại khu Đông thành phố, để thu hút thêm nhiều nguồn lực, vốn từ xã hội.


Cần minh bạch, công khai

Về cơ bản quy trình, thủ tục đầu tư theo hình thức PPP hiện nay được quy định các bước rõ ràng, thuận lợi cho nhà đầu tư. Đặc biệt, tại Nghị định số 63/2018/NĐ - CP ngày 4/5/2018, quy trình thực hiện dự án rõ ràng hơn, có tính chất tương đồng với dự án đầu tư bằng ngân sách, giúp cơ quan nhà nước quản lý có hiệu quả hơn quá trình triển khai và kiểm tra chất lượng dự án.

Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) - để thúc đẩy các dự án đầu tư hạ tầng theo hình thức PPP, cần thực hiện đấu giá công khai, đấu thầu rộng rãi trong nước, hoặc quốc tế để tăng tính minh bạch. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa đổi đất lấy hạ tầng, thay vào đó là lấy tiền mặt đổi hạ tầng thông qua việc bán đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu công trình.

Để tăng tính công khai, minh bạch tại các dự án PPP, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã yêu cầu Sở KH&ĐT mở một chuyên mục riêng trên trang web của sở về nhu cầu của thành phố, trong đó thông tin cụ thể về các dự án PPP đang kêu gọi đầu tư, các dự án đầu tư công chuyển sang PPP để các DN có đầy đủ thông tin trước khi quyết định tham gia đầu tư.

Giai đoạn 2016 - 2020, TP. Hồ Chí Minh dự kiến huy động hơn 1,8 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển, hoàn thành các chương trình, mục tiêu lớn đã đề ra. Với nguồn vốn lớn này, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP sẽ chia sẻ đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Bài Viết khác

3 Cầu Nối TP HCM Với Miền Tây Tăng Vốn 1.300 Tỷ Đồng

Ba cầu qua sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây trên trục Động Lực nối TP HCM - Long An - Tiền Giang được điều chỉnh...

Thủ Tướng Dự Khánh Thành Công Trình Đón Làn Sóng Đầu Tư Tại Long An

(Chinhphu.vn) – Sáng 21/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, được...

Long An Đẩy Mạnh Đầu Tư Hạ Tầng, Bất Động Sản Cần Giuộc Khởi Sắc

Quý I, Long An triển khai mở rộng 11 tuyến đường kết nối trực tiếp TP.HCM. Trong đó, 3 tuyến chính qua Cần Giuộc, tạo nên...

6 DỰ ÁN GIAO THÔNG KẾT NỐI CỤM CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI

[BÀ RỊA - VŨNG TÀU] - 5 con đường và một cầu đã, đang triển khai sẽ thúc đẩy kết nối, vận chuyển hàng hóa xuất - nhập...

7 Quận Nội Thành Sài Gòn Hạn Chế Xây Cao Ốc

Thành phố sẽ tăng chỉ tiêu dân số, mật độ xây dựng cho các dự án cải tạo, thay thế chung cư cũ và hạn chế các dự...